Hướng dẫn deploy website Laravel lên môi trường server

Triển khai một website, sau khi đã hoàn thiện lên môi trường Internet là một việc làm cuối cùng của nhà phát triển website để ra mắt công chúng. Đối với một website sử dụng Laravel, mình thấy nhiều bạn có nhiều khó khăn khi deploy, nhiều nhất là các bạn lần đầu làm việc với Framework này. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách deploy một website laravel lên server.

Hai môi trường chúng ta thường hay sử dụng cho website đó là hosting và server. Chúng ta sẽ đi qua 2 cách triển khai nhé!

Làm việc với Hosting

Với môi trường hosting thì các bạn sử dụng trình FTP để upload source code của dự án mình. Thông thường là public_html hoặc public. Có thể sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu, tuỳ thuộc vào tốc độ internet của bạn. Vì dung lượng bộ code laravel khá lớn, các bạn upload hết toàn bộ nhé, kể cả thư mục vendor (anh này nặng nhất).

Sau khi upload xong, giờ chúng ta tiến hành cấu hình cho website.

  1. Copy 2 file public/index.phppublic/.htaccess ra ngoài thư mục gốc hosting của bạn.
  2. Sau khi copy xong, giờ chúng ta cần chỉnh lại đường dẫn trong file index.php này tý.
    require __DIR__.’/../bootstrap/autoload.php’;
    $app = require_once __DIR__.’/../bootstrap/app.php’;
    

    Bạn đổi lại 1 dòng này như sau:

    require __DIR__.’/public_html/bootstrap/autoload.php’;
    $app = require_once __DIR__.’/public_html/bootstrap/app.php’;
    
  3. Bây giờ bạn cần Export Database của bạn ở localhost rồi Import lên hosting của mình. Sau đó chỉnh sửa các thông số kết nối tới Database trên hosting của mình. Tất cả ở trong file .env  nhé.
  4. Cuối cùng bạn chỉnh permission cho thư mục storage với quyền 755 
  5. Xong

Làm việc với VPS

Deploy website laravel lên vps cực kỳ đơn giản luôn ý. Vào luôn nhé

  1. Cách tốt nhất là các bạn lưu trữ source code trên Git nhé. Mình sẽ có bài hướng dẫn cơ bản cách làm việc với Git.
  2. Cài đặt web domain xong, các bạn vào thư mục gốc, sau đó sử dụng lệnh git clone repository về server.
  3. Chờ đợi nó tải về xong, chúng ta sẽ config nhé. Tiếp theo bạn chạy lệnh composer install cho dự án nếu đây là lần đầu tiên, những lần sau bạn chỉ cần chạy composer update thôi nếu có cài đặt package nào mới nhé. Đọc thêm tại trang web chính của Laravel.
  4. Tiếp theo bạn chạy cp .env.example .env để copy những thông số config cho dự án.
    Sở dĩ bạn phải chạy 2 lệnh trên. Vì làm việc với Git chúng ta sẽ ignore thư mục vendor và file .env 😀
    Ý nghĩ thế nào thì bạn xem ở bài viết về git của mình nhé.
  5. Bạn chạy tiếp lệnh php artisan key:generate để tạo key mới dự án. Nếu website của bạn có sử dụng migrate và db seed thì cứ chạy các lệnh đó cho server (cái này đọc ở docs của Laravel nha, viết lại thì chuối lắm ^^).Chỉnh sửa các thông số kết nối tới Database của server là xong.
  6. Bạn phải chmod cho thư mục storage là xong rồi: chmod -R 755 storage 

Với những chia sẻ ngắn gọn về cách deploy 1 dự án laravel lên internet, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn lần đầu tiên làm việc với framework này.

Nếu có khó khăn gì các bạn cứ bình luận ở phần comment hoặc chat trực tiếp với mình qua Facebook 😀

2.2 5 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Minh Nguyen
Minh Nguyen
3 năm trước

chia sẻ hời hợt, không rõ ràng, không đầy đủ. Bài viết không có tâm. Hi vọng lần sau đăng bài thì bỏ thời gian ra mà viết cho có tâm tí 🙂

Lần cuối chỉnh sửa 3 năm trước bởi Minh Nguyen

More Post

MySQL Procedure là gì?

Procedure trong MySQL là một tập các khai báo sql được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu(database) thực...

Dependency Injection và Service Container trong Laravel

Service Container trong Laravel như là trung tâm của một ứng dụng, có mặt mọi nơi trong dự án,...

Laravel Swagger là gì? Hướng dẫn tạo Swagger trong Laravel

Swagger là một framework giúp bạn định nghĩa, mô tả các API trong dự án một cách trực quan, rõ...

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x